Hiểu về thực địa để kiểm kê, phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch

Việc kiểm kê, phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch không chỉ giúp nhận diện tiềm năng mà còn tạo cơ sở để đề xuất các nhóm sản phẩm du lịch phù hợp. Thông qua phương pháp khảo sát thực địa và phân tích dữ liệu thu được, đội ngũ chuyên gia của dự án đã thành công trong việc:

  • Kiểm kê và phân loại tài nguyên du lịch, từ đó đưa ra những nhận định về tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng , góp phần tạo lợi thế cạnh tranh so với các khu vực lân cận.
  • Điều tra chi tiết tài nguyên du lịch có thể khai thác, bao gồm việc đánh giá giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, khả năng bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên.
  • Nghiên cứu sức chứa của các điểm đến du lịch, đánh giá điều kiện phát triển mô hình du lịch phù hợp, đồng thời xác định những thuận lợi và thách thức trong việc khai thác các tài nguyên này.
Hiểu về thực địa để kiểm kê, phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch

Team nghiên cứu đi thực địa tài nguyên văn hóa trên địa bàn Thủ Đức

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA

Bước 1: Kiểm kê và phân loại tài nguyên du lịch

Nhóm chuyên gia tiến hành rà soát, đánh giá các loại hình tài nguyên du lịch hiện có, bao gồm:

  • Tài nguyên văn hóa: Các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, lễ hội địa phương.
  • Tài nguyên tự nhiên: Các mảng xanh, khu bảo tồn, cảnh quan thiên nhiên.
  • Tài nguyên nhân tạo: Công trình kiến trúc đặc sắc, không gian sáng tạo, vui chơi giải trí.

Bước 2: Điều tra chi tiết và đánh giá tài nguyên

Tiến hành khảo sát thực địa tại các điểm đến tiềm năng, thu thập thông tin về:

  • Giá trị lịch sử – văn hóa, giá trị cảnh quan.
  • Tình trạng bảo tồn và các chính sách phát triển du lịch.
  • Hiện trạng cơ sở hạ tầng và khả năng đáp ứng du lịch.
  • Đánh giá phản hồi từ cộng đồng dân cư và du khách.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU KHẢO SÁT

Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực địa, dựa trên bộ tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch đã được nhóm chuyên gia xây dựng. Hai phương pháp chính được áp dụng:

  • Khảo sát nhóm chuyên gia, đánh giá dựa trên bộ tiêu chí gồm gần 50 tiêu chí.
  • Tham khảo ý kiến cộng đồng và du khách, thông qua khảo sát người dân địa phương và chuyên gia tại các điểm du lịch trên địa bàn .

Việc đánh giá toàn diện tài nguyên du lịch là bước quan trọng để xác định hướng phát triển bền vững, từ đó đề xuất các nhóm sản phẩm du lịch phù hợp. Chiến lược này không chỉ giúp nâng cao giá trị điểm đến mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *