Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và cả những thách thức mới hiện hữu, cùng với yêu cầu đặt ra phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và cả những thách thức mới hiện hữu, cùng với yêu cầu đặt ra phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020,
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh với sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã phối hợp Công ty tư vấn Roland Berger các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp du lịch xây dựng Chiến lược phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030. Đây chính là việc làm cấp thiết, khẩn trương mà TP. Hồ Chí Minh cần triển khai ngay để tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường châu Á và khu vực, giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn với tầm nhìn và mục tiêu đặt ra tỷ trọng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố ngày càng quan trọng và là ngành chủ lực trong các ngành dịch vụ.
Bên cạnh đó, để xây dựng Chiến lược, nhiều bước nghiên cứu gồm phương pháp định tính và định lượng được thực hiện với nhiều đối tượng tham gia điều tra khảo sát khác nhau. Các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu nội bộ, dữ liệu từ Euromonitor và các dữ liệu sơ cấp được điều tra và tổng hợp phân tích. Qua đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung vào 03 nhóm sản phẩm chính gồm:
- Nhóm sản phẩm cốt lõi bao gồm: Văn hóa và Di sản, Ẩm thực và Mua sắm.
- Nhóm sản phẩm tạo khác biệt gồm: Khám phá thiên nhiên, Hoạt động về đêm và Giải trí.
- Nhóm sản phẩm tiềm năng bao gồm: MICE và Kinh doanh, Y tế và sức khỏe.
Ngoài ra, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch cốt lõi, việc nâng cao, hoàn thiện các chính sách, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch như cơ sở hạ tầng du lịch, giao thông công cộng, dịch vụ lưu trú, ẩm thực, chính sách xuất nhập cảnh, an toàn và an ninh, nguồn nhân lực… cũng cần được tập trung triển khai song song.